Đông y cho rằng Thượng nhĩ tử có vị ngọt, tính ôn, đi vào kinh Phế. Có tài liệu cho rằng vị cay đắng, tính ấm và hơi độc, với công năng làm thông mũi, trừ phong thấp, giảm đau (chỉ thống). Tức tác dụng phát tán, trừ phong, hóa nhiệt. Chủ trị các chứng như nhức đầu do phong hàn, quáng gà, chảy nước mũi hôi, sang lở.
Là loại cây mọc hoang khắp mọi miền nước ta, ven đường, các bãi trống hay các thửa ruộng hoang; có nhiều tên gọi khác như Ké đầu ngựa, Thượng nhĩ, Phắt ma, Mác nhàng (Tày)… Thuộc loại cây cỏ sống hàng năm, cao 40 – 70 cm, thân màu lục, có khía, đôi khi có những chấm màu nâu tím. Lá mọc so le, chia thùy không đều, mép lá khía răng, có lông ngắn và cứng. Cơm hoa hình đầu mọc tơ tập ở kẽ lá. Quả hình trứng có móc.
Đông y cho rằng Thượng nhĩ tử có vị ngọt, tính ôn, đi vào kinh Phế. Có tài liệu cho rằng vị cay đắng, tính ấm và hơi độc, với công năng làm thông mũi, trừ phong thấp, giảm đau (chỉ thống). Tức tác dụng phát tán, trừ phong, hóa nhiệt. Chủ trị các chứng như nhức đầu do phong hàn, quáng gà, chảy nước mũi hôi, sang lở.
Nhiều tài liệu khác còn nói làm thuốc chống dị ứng, chống viêm, chữa mụn nhọt, lở loét, mày đay, tràng nhạc, bướu cổ, đau khớp, viêm mũi chảy nước hôi, đau họng, lỵ, nước sắc quả ngậm chữa đau răng, bôi chữa nấm tóc, hắc lào…, như chứng sổ mũi biểu hiện đau đầu, tắc mũi, chảy nước mũi, không ngửi thấy mùi (viêm xoang), chứng phong thấp biểu hiện đau khớp và chuột rút ở các chi… Liều sử dụng trung bình cho mỗi thang thuốc từ 6 – 12g, có khi đến 40g ngày.
Bộ phận sử dụng làm thuốc là quả được thu hái vào mùa thu, khi quả còn chưa ngả màu vàng, phơi nắng hay sấy khô rồi đem đốt cho hết gai, sau đi găng tay tách hạt ra, sảy hết tạp vỏ lấy hạt cất dùng dần.
Tuy nhiên Thượng nhĩ tử cũng không thể sử dụng đại trà cho mọi đối tượng ví dụ như những người nhức đầu do huyết hư hoặc chứng tê thì không nên dùng. Đặc biệt lưu ý không được sử dụng quá liều vì sẽ gây độc, nôn, đau bụng và tiêu chảy.
Trị viêm mũi dị ứng: Dùng phương “Thượng nhĩ tán” của danh y nổi tiếng đời của Nghiêm Dụng Hòa đời Tống gồm các vị Thượng nhĩ tử 8g, Tân di hoa 15g, Bạch chỉ 30g, Bạc hà 3g. Các vị sấy khô tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 6g, chiêu với nước sắc của củ hành lá hay là nước của lá chè tươi uống sẽ hiệu nghiệm hơn.
Với phương thuốc nàysẽ thấy có tác dụng làm thông mũi, chống đau đầu, thường được dùng trị các chứng viêm mũi dị ứng, viêm mũi cấp, viêm xoang cấp hay mãn.
Trị viêm mũi, xoang do phong nhiệt: Ma hoàng 12g, Tân di hoa (hoa mộc lan) 8g, Khương hoạt 12g, Thượng nhĩ tử 12g, Kinh giới 6g, Phòng phong 12g, Cam thảo 4g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, cần uống từ 3 – 5 ngày liền.
Trị chứng viêm mũi teo (Đông y gọi là Tị cả): Biểu hiện viêm mũi khô, là một bênh viêm mũi mãn tính, có đặc thù tiến triển chậm, bệnh thường xảy ra nhiều ở nữ, triệu chứng tăng nặng trong thời kỳ mang thai hoặc vào lúc hành kinh. Ta thấy niêm mạc mũi bị teo lại làm cho khô ở phần xương lá mía, khiến cho xương lá mía bị thu hẹp, hốc mũi nở rộng, đóng nhiều vảy xanh, gây cho mũi bị tắc. Có thể sử dụng các phép sau:
– Thuốc sắc: Sa sâm 15g, Thượng nhĩ tử 15g, Mạch môn đông 15g, Tang diệp 15g, Hoàng cầm 15g, Kim ngân hoa 15g, Bạch chỉ 10g, Xuyên khung 10g, Bạc hà 10g, Phòng phong 10g, Thạch cao 20g, Liên kiều 20g, Đàm phàn (tức phèn phi) 12g, Hoắc hương 10g, Hạnh nhân 10g, rau diếp cá 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần, cần uống 5 – 7 thang.
– Nhỏ dầu Thượng nhĩ tử: Ngày nhỏ 3 lần trị viêm mũi teo khô.
Hay Thượng nhĩ tử 160g, Tân di hoa (hoa Mộc lan) 160g, dầu vừng 1.000ml. Đun dầu nóng bỏ Thượng nhĩ tử và Tân di hoa đã nghiền nhỏ ngâm trong 24 giờ liền. Sau sắc còn lại 800ml để nguội, lọc cặn, đựng trong bình kín. Mỗi ngày nhỏ mũi ngày 3 lần trong 30 ngày liền sẽ hiệu nghiệm với chứng viêm mũi teo, khô.
Theo Alobacsi