Hiện nay, nhiều người nội trợ dùng hạt nêm thay thế vì nghĩ gia vị này tốt cho sức khỏe, nhưng thực hư ra sao?
Nhiều bà nội trợ đang coi hạt nêm như gia vị không thể thiếu cho các món ăn và dùng hạt nêm thay thế mì chính vì nghĩ gia vị này tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, họ lại thường mắc sai lầm phổ biến sau, vì thế bạn cần lưu ý những điều dưới đây khi sử dụng
Những lỗi ‘tày đình’ khi dùng hạt nêm bà nội trợ nào cũng mắc
Lạm dụng sử dụng quá nhiều hàng ngày
Vì muốn món ăn trở nên thơm ngon và ngon ngọt hơn, nhiều bà nội trợ đã sử dụng hạt nêm thường xuyên. Điều này lâu ngày dẫn tới tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Lý do vì, lạm dụng hạt nêm khiến bà nội trợ không chú ý bổ sung dinh dưỡng từ các thực phẩm tươi sống hàng ngày cho các bữa ăn. Lâu ngày, hiện tượng này sẽ dẫn tới thiếu chất, đặc biệt với trẻ nhỏ. Do đó, bạn chỉ nên dùng có giới hạn nhất định. Bên cạnh đó vẫn chú ý đảm bảo dinh dưỡng cho thành viên trong gia đình từ thực phẩm đa dạng, đầy đủ, cân đối.
Dùng thay thế mì chính
Trong nhiều gia đình hiện nay, vì nghĩ mì chính là gia vị có hại cho sức khỏe nên họ thường chuyển sang dùng hạt nêm. Tuy nhiên, hạt nêm thực sự không tốt hơn mì chính. Thực tế, trong hạt nêm, ngoài một số thành phần như đường, muối, còn có mì chính và chất siêu ngọt điều vị. Các chất này về cơ bản cùng vị, thuộc nhóm bột ngọt, giúp làm tăng độ hiệu quả khi sử dụng.
Do đó, những người bị dị ứng, phải kiêng mì chính cũng cần thận trọng khi sử dụng hạt nêm. Đặc biệt, phụ nữ đang mang thai (3 tháng đầu), trẻ sơ sinh cần lưu ý điều này.
Dùng hạt nêm để nêm cho trẻ nhỏ
Nêm nếm là một thói quen thường gặp khi chế biến các món ăn, nhằm giúp món ăn của bé ngon và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, việc sử dụng gia vị khi nấu đồ ăn dặm lại cần được áp dụng một cách cẩn thận, nếu không dần dần sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé.
Trong sữa mẹ, sữa bột công thức và các thực phẩm tự nhiên khác như hoa quả, thịt cá,… đều chứa một hàm lượng muối nhất định. Hàm lượng đó hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu muối của cơ thể bé.
Việc mẹ nêm nếm thêm bột canh, hạt nêm,… vào thức ăn dặm có thể gây đến tình trạng thừa muối, ảnh hưởng xấu đến thận, tim mạch và giảm chức năng hệ bài tiết của trẻ. Vì vậy, mẹ hoàn toàn không cần nêm nếm cho các món ăn dặm của bé khi bé trước 1 tuổi, và trong thời gian sau đó cũng hãy cố gắng duy trì cho bé ăn nhạt.
Lưu ý khi dùng hạt nêm
Không nên ăn nhiều
Do tính tiện dụng, nhiều gia đình đã sử dụng hạt nêm thường xuyên, không bổ sung dinh dưỡng từ các thực phẩm tươi sống hàng ngày cho các bữa ăn dẫn tới thiếu chất, đặc biệt với trẻ nhỏ.
“Mặc dù hạt nêm được kiểm nghiệm không gây hại, nhưng chúng ta nên dùng có giới hạn nhất định. Lạm dụng loại gia vị này có thể gây tác dụng phụ khó lường”, GS Khôi nói.
Theo đó, muốn đảm bảo dinh dưỡng cho thành viên trong gia đình, các bà nội trợ nên chú ý bổ sung lượng thực phẩm đa dạng, đầy đủ, cân đối. Tốt nhất nên hạn chế sử dụng bột ngọt, hạt nêm và thay bằng các thực phẩm có độ ngọt tự nhiên. Tuyệt đối không dùng hạt nêm cho trẻ ăn dặm.
Không thể thay thế muối iot
Tổ chức y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, một người không nên ăn quá 6 gram muối mỗi ngày, bao gồm cả bột canh, hạt nêm trong thức ăn, rau củ quả, dưa cà… Bởi vậy, bạn cần lưu ý, khi dùng hạt nêm nên bớt lượng muối, bột canh để bữa ăn của gia đình cân bằng hơn.
Trong thành phần hạt nêm không phải muối iot. Dùng nhiều loại gia vị này sẽ kéo theo lượng iot cần thiết cho cơ thể bị thiếu hụt. Vì vậy, nếu muốn sử dụng hạt nêm, bạn nên kết hợp liều lượng phù hợp với muối iot.
Theo Phunutoday