Những thực phẩm không nên ăn khi cảm cúm

Dưới đây là những thực phẩm không nên ăn khi cảm cúm để tránh tình trạng bị nặng hơn.

Khi chúng ta bị ốm, cơ thể cần nhiều calo hơn để hoạt động bình thường. Việc sử dụng đúng cách thực phẩm trong thời gian này giúp bạn có đủ năng lượng để phục hồi nhanh hơn. Dưới đây là những loại thực phẩm bạn nên và không nên ăn khi mắc những bệnh thông thường do thay đổi thời tiết (cảm lạnh, cúm, sổ mũi…) có thể kèm theo đau bụng.

Tinh bột

Bánh mì nướng và bánh quy giòn có thể thứ đồ ăn kinh điển cho những ngày bị ốm. Nhưng ngoài sự tiện lợi ra thì chúng không mang lại cho bạn bất kì lợi ích nào.

Carbohydrat tinh chế được phân giải nhanh chóng thành đường và sẽ làm tăng đường huyết tương tự như nước trái cây, nước ngọt, hoặc các loại thực phẩm nhiều đường. Vì thế chúng có thể cản trở cuộc chiến chống lại nhiễm trùng theo cách tương tự. Nếu bạn thực sự muốn ăn bánh mì nướng phết bơ, hãy chắc chắn rằng bánh mì làm từ bột mì nguyên cám 100%.

Thực phẩm nhiều gia vị và có tính axít

Mặc dù thực phẩm cay có thể giúp thông tắc mũi họng nhưng chúng cũng có thể có tác động mạnh tới dạ dày. Cùng với các loại trái cây họ cam quýt, nó cũng có lợi cho các triệu chứng giống cảm lạnh; nhưng các loại trái cây như bưởi, cam, chanh cũng có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, gây đau và khó chịu. Hãy tránh hai loại thực phẩm này nếu bạn đang bị đau bụng.

1136 Những thực phẩm không nên ăn khi cảm cúm

Đồ ngọt

Hấp thu lượng đường cao có thể ức chế hệ miễn dịch và gây viêm, vì vậy hãy tránh loại thực phẩm này khi bạn đang bị ốm.

Sữa

Cho dù bạn có thể nghe nói rằng sữa, sữa chua và những thứ tương tự thực ra không làm cơ thể tiết nhiều chất nhày hơn. Nhưng ở một số người, các sản phẩm sữa có thể khiếm đờm trong họng đặc hơn và làm cho bệnh trở nên “khó đỡ” hơn.

Vì vậy, nếu bạn để ý thấy có những thứ dường như khiến cho đờm tiết ra nhiều hơn, thì hãy cân nhắc giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn thứ đó. Nếu nó không gây ra vấn đề gì thì bạn vẫn có thể ăn hoặc uống. Nếu dung nạp được sữa thì đó là một nguồn protein và vitamin D tốt có thể giúp chống lại nhiễm trùng. Ngoài ra, sữa chua có những lợi khuẩn có thể giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột.

Theo Phunutoday

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *