Sẵn sàng làm quen với những thay đổi ấy chính là bước đầu tiên để bạn tìm ra cách chăm sóc “vòng 1” của mình tốt hơn.
Khi bạn 20 tuổi…
Trong thời kỳ này, sẽ có hàng ngàn lý do khiến kích thước ngực của bạn thay đổi. Trước hết, kích thước ngực sẽ thay đổi theo cân nặng. Có thể, ngực bạn sẽ to hơn – nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng – vì có thể do bạn tăng cân.
Ngoài ra, mang thai cũng khiến ngực bạn thay đổi kích thước – đó là khi bạn tăng cân và chuẩn bị cho con bú. Sau thời kỳ cho con bú, ngực bạn có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn trước khi mang thai. Mang thai cũng co thể làm cho quầng vú của bạn thẫm hơn và làm núm vú rộng hơn.
Ở độ tuổi 20, một số chị em gặp phải tình trạng thay đổi Fibrocystic – hiện tượng phổ biến với sự xuất hiện của các khối u lành tính ở một hoặc hai vú.
Đó là bởi vì, trong độ tuổi này, phụ nữ đang có những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, nghĩa là có sự khác nhau trong kích thích tố như estrogen. Sự xuất hiện của các u, cục sưng trên ngực bạn có thể hoàn toàn bình thường.
Vì vậy, nếu bạn thấy ngực mình bị sưng với một số u cục hơi đau, thì đó có thể là dấu hiệu cho sự thay đổi fibrocystic chứ không hẳn là điều gì bất thường (u liên quan đến ung thư thường không đau). Tuy nhiên nếu bạn thấy có thay đổi lớn nào đáng ngờ thì bạn cũng cần đến bác sĩ kiểm tra.
Khi bạn 30 tuổi…
Sau khi đã có vài đứa con, lớp da trên ngực bạn không còn căng đều như xưa nữa mà có thể bắt đầu trở nên nhăn nheo hoặc rạn da, bởi quá trình lấy lại cân nặng của bạn sau khi sinh.
Bạn tăng cân khi mang thai, sau đó giảm cân, chính quá trình này khiến cho lớp da trên ngực bạn không được như trước nữa.
Nó có thể xuất hiện nhưng nếp nhăn và rạn, điều này là hoàn toàn bình thường. Ở độ tuổi này, làn da của bạn không còn sự đàn hồi như ở độ tuổi 20 nên khả năng lấy lại sự căng mọng của làn da cũng giảm đi, da có xu hướng nhăn nheo hơn.
Khi bạn 40 tuổi…
Trong độ tuổi này, thời kỳ mãn kinh sẽ làm cho ngực bạn thay đổi nhiều hơn khi buồng trứng bắt đầu sản xuất ra ít estrogen hơn. Tại thời điểm này, ngực của bạn sẽ trải qua quá trình gọi là co hồi – đó là khi các mô vú được thay thế bằng mỡ, mềm mại hơn, do đó, bạn sẽ cảm thấy ngực bạn không còn độ săn chắc như trước.
Sự co hồi không xảy ra đồng đều, vì vậy bạn sẽ cảm thấy ngực bạn có chỗ mềm hơn, hoặc nó cũng có thể làm xuất hiện những u cục trên ngực. Nếu đó là những cục u mềm thì bạn không cần phải lo lắng, nhưng nếu đó là những cục u rắn thì bạn nên đi kiểm tra.
Dù bạn có mang thai hay giảm cân hay không, thì khi bạn đến độ tuổi này, bạn cũng có nguy cơ cao bị sa vú. Tức là tính đàn hồi của ngực bị giảm bởi collagen ngăn ngừa tình trạng sa, sụt – đã bắt đầu giảm.
Đây cũng là lúc mật độ vú của bạn giảm xuống. Đó là lý do vì sao nên chụp quang tuyến vú sau tuổi 40, vì các bác sĩ có thể kiểm tra được mật độ vú giảm như thế nào.
Theo Trithuctre