Đối với những căn bệnh “nhạy cảm”, các bác sĩ phải tìm hiểu kỹ về tiền sử y, tiền sử xã hội như tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, hoàn cảnh.. để nhận định nguyên nhân mà “cậu nhỏ” đang gặp phải. Việc tìm hiều các tiền sử trên đòi hỏi sự hỗ trợ từ phía người khám bệnh.
1. Chuẩn bị tâm lý
Như chúng ta biết, khi đến khám bệnh, chúng ta cần điền tất cả các thông tin, triệu chứng đang xảy ra để các bác sĩ biết vấn đề mà bạn đang gặp phải là gì.
Tâm lý thẳng thắn cởi mở là điều quan trọng để các bác sĩ chẩn đoán rối loạn cương dương một cách chính xác. Thông thường, tại các phòng khám, các bác sĩ thường dùng các từ ngữ như “chuyện cá nhân”, “vấn đề tiền liệt tuyến”… để tránh cho các bệnh nhân xấu hổ. Nhưng phải nói thẳng một điều, các bác sĩ thực sự cần các bệnh nhân có tâm lý thoải mái, chia sẻ cởi mở, trao đổi thẳng thắn để hiệu quả khám bệnh đạt kết quả cao nhất.
2. Nam giới luôn e ngại đi khám bệnh nam khoa
Đối với những căn bệnh “nhạy cảm” trên, các bác sĩ phải tìm hiểu kỹ về tiền sử y, tiền sử xã hội như tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, hoàn cảnh.. để nhận định nguyên nhân mà “cậu nhỏ” đang gặp phải. Việc tìm hiều các tiền sử trên đòi hỏi sự hỗ trợ từ phía người khám bệnh. Để có một chẩn đóan chính xác, người ta khuyên nên thực hiện 5 bước khi khám và 8 nội dung cần trả lời thành thật với bác sĩ:
1. Bệnh sử tổng quát
2. Bệnh sử về tình dục một cách chi tiết
3. Những thay đổi về mặt tâm lý
4. Khám bệnh
5. Xét nghiệm
Và 8 nội dung cần trả lời thành thật với bác sĩ như sau: vị trí xuất hiện ở đâu, thời gian bị bao lâu, thời điểm liên tục hay từng đợt, đặc điểm triệu chứng ra làm sao, mức độ nghiêm trọng, xuất hiện trong tình huống nào, đã từng khắc phục bằng thuốc hay điều trị nào chưa, những triệu chứng liên quan khác nếu có.
Ngoài thăm khám tổng quan, bệnh nhân sẽ còn làm khá nhiều các xét nghiệm khác
Thêm vào đó, các bác sĩ còn trao đổi với bạn về lịch “sinh hoạt của cậu nhỏ” để đảm bảo rằng những rắc rối của bạn có thể sớm được điều trị.
Một lần nữa, việc chuẩn bị sẵn sàng những thông tin về bệnh sử sẽ giúp bạn có được kết quả thăm khám bệnh tốt nhất.
3. Khám tổng quát
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, cân nặng, vóc dáng và các dấu hiệu nam tính cũng ảnh hưởng tới sự cương dương. Ví dụ, người lực lưỡng, nhiều cơ bắp sẽ khiến bác sĩ nghĩ đến việc lạm dụng Steroid, vì vậy bác sĩ sẽ khám hai tinh hoàn để xem chúng có bị teo nhỏ hay không. Nếu thực sự hai tinh hoàn bị teo thì bác sĩ có thể khẳng định việc lạm dụng Steriod là một nguyên nhân dẫn tới rắc rối trên.
Tuyến giáp ở cổ cũng ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể và sự cương ở nam giới. Các bác sĩ sẽ kiểm tra ở cổ để phát hiện có bất thường nào hay không. Tim phổi được kiểm tra để xác nhận đấng mày râu này có thực sự khỏe mạnh để “hành sự” hay không.
Ngoài ra, khám bụng để dò tìm khối u hoặc thoát vị bẹn là thủ tục khám không thể thiếu mặc dù nó không ảnh hưởng đến chức năng cương. Khám mạch và huyết áp để tìm hiểu xem có bênh toàn thân nào nghiêm trọng hay không.
4. Thăm khám hệ sinh dục : “ cởi ra đi”
Đàn ông vốn thích cởi quẩn, trừ khi đang ở trong phòng khám. Bỗng dưng họ trở nên nhún nhường.Mục đích của việc khám cậu nhỏ là để phát hiện những tổn thương bên ngoài hay dấu hiệu của bệnh hoa liễu. Bác sĩ sờ nắn tinh hoàn để kiểm tra có khối u hay nốt sần sùi nào hay không. Thậm chí, không có tinh hoàn hoặc tinh hoàn ẩn có thể là “nghi phạm” dẫn tới hiện tượng mất cân bằng Hormone.
Một điều khác biệt khi đi khám bệnh này đó là tư thế đứng khám. Tư thế dạng chân, đầu gối hơi cong giúp bác sĩ kiểm tra được tiền liệt tuyến chính xác nhất.
“Thằng bé” rối loạn đến đâu thì phải khám ? Có rất nhiều những trường hợp xuất tinh sớm, rối loạn cương dương chỉ là “ thường thôi “ dưới con mắt bác sĩ, nhưng lại là nỗi đau khổ của nhiều cặp đôi. Muốn hiểu về độ nghiêm trọng của “ thằng bé” thì bạn nên đến phòng khám nhanh chóng khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ.
Theo Suckhoedoisong