Để phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu, chị em nên rửa sạch bộ phận sinh dục trước khi quan hệ; đi tiểu ngay trước khi và sau khi quan hệ.
Các triệu chứng bệnh viêm đường tiết niệu
Thực tế cho thấy, khoảng 95% người bị viêm đường tiết niệu bị rối loạn tiểu tiện mà triệu chứng điển hình là tiểu buốt và tiểu rắt, nước tiểu đục hoặc có màu hồng, mùi khai nồng làm cho người bệnh thấy đau rát mỗi lần đi tiểu, thậm chí có cảm giác buốt như kim châm lan dần theo niệu đạo.
Tuy nhiên, dù bỏng rát khi đi tiểu là một dấu hiệu cảnh báo của , nhưng nó cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (như nhiễm Chlamydia, bệnh lậu, và nhiễm Trichomonas). Các xét nghiệm đơn giản có thể phân biệt được và bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Chị em phụ nữ có thể nhận biết mình có bị mắc bệnh viêm đường tiết niệu hay không dựa trên các triệu chứng sau:
– Triệu chứng điển hình của bệnh này là đi tiểu buốt, rát, khó tiểu, thậm chí tiểu ra máu.
– Tiểu gấp (mắc tiểu phải đi ngay không thể nhịn được).
– Cảm giác đau, căng thẳng ở vực bàng quang (trên hoặc gần vùng xương mu)
– Cảm giác mệt mỏi cả ngày: mệt, sốt nhẹ hay ớn lạnh…
– Đau ngay cả khi không đi tiểu.
– Khó chịu vùng hạ vị hay bụng dưới.
– Tiểu đêm, tiểu dầm
– Mặc dù rất mắc tiểu và cần đi tiểu nhưng chỉ ra được rất ít nước tiểu.
– Nước tiểu có thể ra đục hay ra hồng.
Trong trường hợp có sốt kèm với các triệu chứng khác như: đau lưng, buồn nôn và nôn thường thì có thể vi trùng đã vào đến thận. Khi có triệu chứng trên, bệnh nhân nên khám sớm để được làm các xét nghiệm máu cũng như nước tiểu và điều trị kịp thời.
Theo bác sĩ, các nhiễm trùng tiểu lần đầu có thể dễ dàng cảm giác hết triệu chứng sau vài ngày điều trị, nhưng bạn vẫn cần tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc. Nhiều trường hợp, triệu chứng có thể hết sớm nhưng vi trùng vẫn tồn tại nếu ta ngưng kháng sinh sớm quá, vi trùng sẽ phát triển nhanh và nhiều hơn rồi bùng lên tạo nên đợt nhiễm trùng mới.
Cách phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu
Để phòng tránh bệnh viêm đường tiết niệu, chị em nên rửa sạch bộ phận sinh dục trước khi quan hệ; đi tiểu ngay trước khi và sau khi quan hệ.
Bệnh xuất phát từ thói quen vệ sinh hàng ngày và lau chùi sau khi đi đại tiện của phụ nữ. Hầu hết chị em đều có thói quen vệ sinh từ sau ra trước do thuận tay, nhưng không biết rằng thói quen này khiến vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng được đưa vào đường niệu gây viêm hơn. Do vậy, chị em cần vệ sinh đúng cách là từ trước ra sau, từ âm đạo đến hậu môn, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt và mang thai.
Ngoài ra, chị em không nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ dạng xịt vì sẽ gây tổn thương cho lỗ tiểu và phá hủy các vi khuẩn thường trú; Nên dùng vòi sen để tắm tốt hơn ngâm mình trong bồn.
Uống thật nhiều nước mỗi ngày và không nhịn tiểu quá lâu. Nước ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn bằng cách cuốn chúng ra khỏi đường tiết niệu. Uống nước ép men việt quất có thể ngăn cản vi khuẩn phát triển bằng cách giảm khả năng bám của vi khuẩn trên niệu đạo.
Nếu bạn bị lây nhiễm và mắc nhiều lần viêm đường tiết niệu thì nên nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng thuốc kháng sinh sau khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh viêm đường tiết niệu cũng có thể lây sang cho nam giới cũng như lây ngược lại, nên cần điều trị cả hai và dùng biện pháp an toàn trong sinh hoạt để phòng tránh.
Để tránh bệnh tái phát, chị em nên lưu ý về chế độ điều trị và sinh hoạt hàng ngày. Nếu bệnh tái phát đến lần thứ 3, vi khuẩn đã kháng thuốc rất mạnh. Bạn nên đến bệnh viện làm kháng sinh đồ để tìm đúng loại kháng sinh còn có hiệu lực với loại vi khuẩn gây viêm.
Tuy nhiên, chị em nên tránh việc tự ý mua kháng sinh về điều trị bởi việc này có thể đỡ nhanh nhưng việc sử dụng tùy tiện sẽ gây kháng thuốc và bệnh dễ trở thành mãn tính, hay tái phát, khó chữa được dứt điểm.
Ngoài ra, theo các bác sĩ, nếu bạn mắc viêm đường tiết niệu lần đầu có thể dễ dàng cảm giác hết triệu chứng sau vài ngày điều trị, nhưng bạn vẫn cần tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc, tránh trường hợp nhận thấy các triệu chứng đã giảm thì tự ý ngừng điều trị. Nhiều trường hợp, triệu chứng có thể hết sớm nhưng vi trùng vẫn tồn tại nếu ta ngưng kháng sinh sớm quá, vi trùng sẽ phát triển nhanh và nhiều hơn rồi bùng lên tạo nên đợt nhiễm trùng mới.
Theo Giadinh&xahoi