Đờm là chất nhầy quánh, dính. Làm loãng đờm có vai trò quan trọng tạo điều kiện cho việc thải đờm được thuận lợi hơn. Đờm được làm loãng nhờ các biện pháp sau:
1. Khí dung cho bệnh nhân với 5 – 10ml natriclorua 0,9%. Bên cạnh việc làm ẩm đờm trực tiếp, thành phần muối trong dịch khí dung làm tăng áp lực thẩm thấu của đờm, do vậy tạo điều kiện hút dịch từ khí thở và niêm mạc đường thở do vậy đờm được làm loãng tốt.
Việc làm loãng đờm, mủ là cần thiết cho áp xe phổi
2. Tăng cường uống nước hoặc truyền dịch cho bệnh nhân.
3. Bên cạnh các biện pháp nêu trên, có thể dùng một số các thuốc làm loãng đờm như: N. acetylcystein, carbocystein, bromhexin, ambrosol. Các thuốc này làm gãy cầu nối disulfid glycoprotein của chất nhầy do vậy làm giảm độ quánh của đờm, tuy nhiên khi sử dụng có thể có một số tác dụng phụ do vậy cần thận trọng. Trong những bệnh lý hô hấp có tăng tiết đờm nhiều như giãn phế quản, áp xe phổi, chỉ dùng các biện pháp và thuốc làm loãng đờm đơn thuần thường không mang lại nhiều hiệu quả mà cần phối hợp với vỗ rung và dẫn lưu theo tư thế, như vậy việc dẫn lưu đờm mủ mới mang lại hiệu quả tốt.
Theo Benhphoi