Trật khớp, sai khớp y học hiện đại xếp vào “Thương khoa”. Tuy tên gọi hơi khác nhau. Về mặt xử trí cũng như nguyên tắc chữa trị thì có nhiều điểm tương đồng. Nguyên nhân của bệnh: do trật ngã, tai nạn lao động, chấn thương thể dục thể thao, sập hầm, cây đổ…
Biểu hiện bệnh: Tại khớp bị chấn thương, triệu chứng rõ nhất là đau, sưng nề do tụ huyết, không cử động được. Hình ảnh tại ổ khớp bị gồ ghề cong vẹo, không đúng với hình dạng sinh lý. Khi khám thường so sánh bên đau với bên lành để nhận định đánh giá mức độ của sai lệch.
Các bước xử trí
Nắn chỉnh: Đã là trật khớp, sai khớp thì việc đầu tiên là phải nắn chỉnh. Đưa đầu xương vào đúng ổ khớp, đúng vị trí, cả về chiều và hướng. Sau đó đắp thuốc rồi băng cố định.
Thuốc thoa: Hồng hoa 10g, tô mộc 20g, xương bồ 20g, uất kim 16g, xuyên khung 16g, thiên niên kiện 16g, quế 16g, hương phụ 16g. Các vị trên thái nhỏ cho vào chai thủy tinh, đổ ngập rượu để ngâm. Dùng bông chấm thuốc xoa đều vào chỗ đau. Xoa 2-3 lần để thuốc thấm qua da vào các tổ chức bên trong.
Công dụng: Giảm đau, hoạt huyết. Tán huyết, chống viêm, chống cương tụ.
Bài thuốc uống: Ngải diệp 16g, xương bồ 16g, kinh giới 12g, tục đoạn 16g, cốt toái 12g, vòi voi 16g, xuyên khung 16g, bồ công anh 20g, đinh lăng 20g, quy 16g, cam thảo 10g. Sắc thuốc ngày 1 thang. Chia 3 lần.
Thuốc đắp: Vỏ cây gạo: tùy vào vị trí đau để định ra trọng lượng. Có thể từ 100g trở lên. Cách chế: vỏ cây gạo đưa vào cối đá giã nhỏ. Trộn đồng tiện vào, xào nóng. Đắp thuốc vào chỗ đau băng lại. Ngày 1 lần. Tối đến bỏ miếng thuốc đó đi, làm miếng thuốc mới đắp vào.
Theo Suckhoedoisong