Rối loạn tiêu hóa tuy đơn giản, nhưng lại là nguyên nhân gây ra những triệu chứng khó chịu kéo dài như: đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, đi ngoài phân không ổn định lúc táo, lúc lỏng, lúc nát,… những triệu chứng này liên tục lặp lại sẽ khó chữa và nguy cơ bị các bệnh đường ruột nguy hiểm.
Hội chứng rối loạn tiêu hóa rất phổ biến, bất cứ ai trong chúng ta cũng gặp phải, chủ yếu là do ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều chất đạm, chất béo, chất bột đường, ăn ít rau xanh, hoa quả …, ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn đồ lạ, đồ tanh sống, uống nhiều rượu bia hoặc uống nhiều thuốc kháng sinh và các loại thuốc điều trị bệnh lâu ngày,… khi bị rối loạn tiêu hóa người bệnh sẽ luôn trong tình trạng không yên ổn vì những cơn đau bụng có khi âm ỉ, có khi đau quặn gây buồn đi vệ sinh liên tục, có ngày đi vệ sinh mấy lần làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, học tập và suy giảm sức khỏe.
Để chữa đau bụng rối loạn tiêu hóa chúng ta thường có thói quen là tự ý ra hiệu thuốc mua một số loại thuốc điều trị triệu chứng, thấy đỡ là thôi. Nếu lần sau lặp lại thì vẫn tiếp tục như vậy, nhiều lần rối loạn tiêu hóa đơn giản nhưng lại làm sức khỏe đường ruột suy giảm nghiêm trọng, vì mỗi lần bị rối loạn tiêu hóa lợi khuẩn trong đường ruột suy giảm nhiều làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột nên chỉ cần ăn uống không cẩn thận là bị rối loạn tiêu hóa tái phát.
Tuy những triệu chứng rất nhỏ như đau bụng râm ran, táo bón, phân không thành khuôn, phân nát,… nhưng đây là nguyên nhân khởi phát các bệnh đường ruột nguy hiểm nếu không dược điều trị dứt điểm, kịp thời. Vì khi đường ruột sẽ ngày càng yếu, vì những đợt rối loạn tiêu hóa làm giảm số lượng lợi khuẩn, cứ như vậy, lợi khuẩn giảm nhiều dẫn đến việc tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng kém, gây quá tải.
Vậy rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Khi bị rối loạn tiêu hóa, hệ tiêu hóa rất yếu nên việc ăn uống rất quan trọng, người bệnh nên chọn những món ăn dễ tiêu, ít dầu mỡ và ăn ít một, không nên ăn nhiều một lúc.
Các loại rau củ quả nên ăn: mùng tơi, rau đay, rau lang, bí đỏ, khoai tây, khoai lang, chuối, bơ…
Nên hạn chế ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ, nên ăn các món luộc, hấp. Ăn ít các món có quá nhiều đạm, nên thay thế đạm động vật bằng các loại đạm thực vật dễ tiêu như: đậu phụ, giá đỗ, tảo Spirulina, các loại hạt dinh dưỡng (lạc, hạt dẻ, điều, hạnh nhân,…).
Không nên ăn quá nhiều một bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn nhiều bữa trong ngày để hệ tiêu hóa không bị quá tải và dễ dàng hấp thu dinh dưỡng.
Theo Phunutoday